Cá vàng ba đuôi- Đặc điểm nổi bật
Cá vàng ba đuôi là dòng cá vừa hiền lành vừa có giá thành rẻ lại dễ mua nên ngay từ những ngày đầu, rất nhiều đã người lựa chọn chúng để tập tành thú vui nuôi cá cảnh. Bạn đang háo hức được tận tay chăm sóc “thú cưng” của mình nhưng không biết khi nuôi cá cần có những kỹ thuật gì mới chăm sóc cá một cách toàn diện nhất? Vậy, hãy để Cá cảnh biển giải đáp thắc mắc này cùng với bạn đọc qua bài viết sau đây.
1. Nguồn gốc của cá vàng ba đuôi
Hơn 1000 năm trước người Trung Quốc đã thuần hóa và lai tạo cá vàng ba đuôi từ một loài cá diếc Phổ (Carassius Gibelio). Do được lai tạo nên cá đa dạng về màu sắc, hoa văn, kích thước và không còn giống với nguyên bản cá diếc được thuần hóa.
Cá vàng ba đuôi có tên gọi khoa học là Carassius auratus. Loài cá nước ngọt này có kích thước nhỏ được nuôi làm cảnh trong các hồ cá trong nhà lẫn ngoài trời.
Ngoài ra, nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cá Tàu, cá ba đuôi,…Đây là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và được nhiều người ưa chuộng.
2. Đặc điểm của cá vàng ba đuôi
Cá vàng là thành viên có kích thước nhỏ nhất trong họ cá chép. Chúng có sức sống kém so với loài cá thuần chủng ban đầu nên được nuôi ở hồ trong nhà.
Khả năng rất đặc biệt của cá vàng này là sự thay đổi linh hoạt về màu sắc theo phổ ánh sáng trong hồ nuôi. Khi sống trong hồ tối màu sắc của cá nhạt hơn vào buổi sáng và sẽ dần phai màu theo thời gian.
Kích thước của cá rơi vào khoảng 16 – 20 cm. Nhưng cũng còn tùy vào điều kiện sống khác nhau mà cá sẽ có những kích thước và màu sắc không giống nhau.
Tuổi thọ tối đa cá vàng đạt được là 20 năm, tuy nhiên hầu hết cá vàng được đem về nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 – 8 năm.
Loài cá này háu ăn và thải nhiều phân, cần thường xuyên lọc sạch cặn bẩn dưới đáy hồ và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo môi trường nước của cá luôn xanh sạch.
3. Hướng dẫn cách nuôi cá vàng ba đuôi
Hồ nuôi
Cá vàng ba đuôi sẽ sống lâu, sống khỏe nếu chúng được sống trong hồ nuôi có kích thước phù hợp với chiều dài cơ thể vốn có.
Chiều dài hồ khoảng 100cm – 120cm là kích thước lý tưởng với cá vàng.
Lượng nước được tính toán phù hợp với số lượng cá trong hồ như sau: Với hồ chứa tối thiểu 22,7 lít nước thích hợp nuôi một con cá. Đối với 83 lít nước nuôi được từ 1 – 2 con cá vàng. Nếu cho thêm một con cá khác vào hồ, bạn sẽ phải tăng thêm 38 lít nước.
Hồ cá cần được trang bị một bộ lọc để làm sạch nước nhưng phải vệ sinh sạch sẽ bộ lọc hàng tuần để sử dụng được lâu dài.
Mỗi tuần nên thay khoảng 10% lượng nước trong hồ để cá quen với môi trường sống cũ, kết hợp với việc làm sạch cặn bẩn dưới đáy và các vật trang trí có trong hồ. Trước khi thay nước phải khử chất Clo có trong nước bằng cách phơi nắng trước một ngày.
Cá vàng khá lành tính nên chúng thường ít bị căng thẳng nếu sống chung với một hoặc hai chú cá nữa. Lưu ý nuôi cá trong hồ chứa nhiều cá có thể làm cá dễ mắc bệnh và quá trình trao đổi khí diễn ra chậm hơn bình thường.
Cá vàng ba đuôi ăn gì?
Cá vàng là loài ăn tạp, chúng liên tục tìm mồi và không đòi hỏi cao về chất lượng thức ăn.
Dưới đây là một số loại thức ăn dễ tìm mua và hợp khẩu vị của cá vàng:
Trùn chỉ
Trùn chỉ có hàm lượng chất đạm cao và là món ăn khoái khẩu của cá vàng. Trước khi cho cá ăn bạn cần rửa thật kỹ trùn chỉ để loại trừ mầm bệnh gây hại cho cơ thể cá.
Các loại thức ăn khô
Mặc dù ở dạng cám khô và cám dạng viên nhưng nguồn thức ăn này mang lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cá. Ty nhiên để tránh nhàm chán, người nuôi nên cân nhắc việc thay đổi luân phiên các loại thức ăn cho cá.
Tim bò đông lạnh
Hàm lượng dinh dưỡng trong tim bò rất cao. Hơn nữa, đây là món ăn cao cấp được làm chủ yếu bằng tim bò và thịt bò xay nhuyễn.
Thực vật
Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cá là các loại rong rêu, cây thủy sinh, bèo, rau muống, cải,…
Ngoài ra, những loài sinh vật sống trong môi trường nước như bọ gậy, giun, tôm tép nhỏ,…cũng là món ăn có lợi thúc đẩy cơ thể cá khỏe mạnh và lên màu đẹp.
Khẩu phần và thời gian cho ăn
Mỗi ngày chỉ nên cho cá ăn 2 bữa. Cá vàng vốn là loài tham ăn nên nếu bạn cho cá ăn quá nhiều sẽ làm cho cá bị sình bụng và có thể chết do thải nhiều chất độc amoniac trong nước.
Mỗi bữa ăn chỉ nên diễn ra trong vòng 5 phút với lượng thức ăn vừa đủ để hạn chế việc làm nguồn nước bị ô nhiễm.
Sau khi cá ăn xong người nuôi nên vớt sạch hết thức ăn còn sót lại trong hồ. Ngoài những nhóm thức ăn vừa nêu trên, cá vàng ba đuôi còn thích ăn thức ăn giàu dưỡng chất như tôm ngâm nước muối, trùn huyết, hoặc artemia.
Môi trường sống
Nhiệt độ bình thường mà cá cần là 16 độ C – 21 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ ưa thích nhất để cá phát triển tốt nhất là từ 20 độ C – 23 độ C.
Độ pH thích hợp nên được duy trì từ 7,0 – 8,4.
Ánh sáng cũng là một yếu tố cần thiết để tạo nên không gian sống thoáng đãng, giúp cho quá trình chuyển hóa vitamin D canxi và tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể cá diễn ra suôn sẻ.
>>Cách nuôi cá vàng đuôi voan(Veiltail)đúng chuẩn khỏe mạnh
Sinh sản
Khi mùa sinh sản đến, ở cá đực xuất hiện các nốt sần đẹp ở nắp mang và ngực. Khi đó cá đực sẽ đuổi theo cá cái và dùng nốt sần kích thích cá cái để giao phối.
Cùng thời điểm đó, ở cá cái cũng có một số dấu hiệu như phần bụng của cá phình to, lệch về một bên khiến cá bơi chậm chạp, lỗ sinh dục hơi lồi ra và có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm.
Cá cái sẽ âm thầm ẩn mình trong các đám cây để tiết trứng dưới sự đồng hành và quan sát của cá đực để thụ tinh cho số trứng đó.
Cá vàng sinh sản nhiều nhất vào tháng 3 và tháng 9. Trứng cá có màu trong suốt và thường bám vào cây cỏ. Người nuôi nên chú ý thời điểm cá đẻ trứng để tách trứng sang môi trường mới không có bố mẹ, nhằm tạo điều kiện ấp nở cá con tốt nhất.
Nhiệt độ khoảng 21 độ C đến 24 độ C là môi trường tốt nhất để trứng nở thành công và an toàn. Quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày.
Nếu nhiệt độ vượt ngưỡng thì chu trình ấp sẽ rút ngắn lại khoảng 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, khi nhiệt độ hạ thấp thì thời gian ấp trứng kéo dài từ 6 đến 8 ngày.
Cá con được kế thừa những đặc tính hình thức của cá bố mẹ. Nét đặc trưng đó dễ dàng nhận ra khi cá con lớn dần lên.
Cá bột mới nở có thể tự lập ăn mồi như bọ gậy, lăng quăng. Đồng thời, kích thước cá sẽ tăng trưởng lên 2cm – 3cm sau khoảng thời gian một tháng.
4. Các bệnh thường gặp ở cá vàng ba đuôi
Bệnh đốm trắng
Bệnh xảy ra do nhiệt độ của nước xuống thấp ở mức 15 độ C, cơ thể cá xuất hiện những đốm trắng li ti. Khi bệnh trở nặng, cá có biểu hiện bỏ ăn, kiệt sức mà chết hoặc do nhiễm ký sinh trùng ở mang và chết ngạt.
Hướng điều trị: Tham vấn bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên phù hợp. Sau đó loại bỏ các ký sinh trùng gây bệnh, lọc sạch nước và khử khuẩn kết hợp với việc cho cá ăn đều đặn, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
>>Chi tiết cách nuôi cá vàng đầu lân(oranda) khỏe đẹp nhất
Bệnh bạch vân
Khi nhiệt độ nước thay đổi do thời tiết sẽ tạo môi trường thuận lợi cho trùng lông Kostia hoặc trùng roi Chilodonella piscicola ký sinh. Cơ thể cá bắt đầu có những hình dạng giống đám mây màu trắng nổi lên.
Hướng điều trị: Cách ly cá khỏi môi trường cũ, tắm muối 2% trong 30 phút cho cá. Thực hiện trong 3 ngày liên tiếp kết hợp với thuốc đặc trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bệnh thủy nấm
Bệnh thủy nấm thường xuất hiện ở cá với dấu hiệu nhận biết là trên cơ thể cá có sợi trắng giống như nấm mốc. Vùng bị nhiễm bệnh sẽ bị hoại tử, lâu ngày dẫn đến cá bị chết .
Hướng điều trị: Thường xuyên vệ sinh hồ và thay nước, sử dụng xanh Methylene để làm sạch không gian hồ. Đối với trường hợp cá nhiễm bệnh và có các vết thương hở thì nên dùng nước pha muối với nồng độ 1- 3 gram muối/ lít.
Bệnh táo bón
Bệnh táo bón là kết quả của việc trong khẩu phần ăn của cá thiếu chất dinh dưỡng hoặc do cá ăn quá nhiều tinh bột mà không bổ sung chất xơ. Bệnh thường có các biểu hiện như cá gặp khó khăn lúc đại tiện hoặc có phân dắt lủng lẳng ở hậu môn.
Hướng điều trị: Thay đổi khẩu phần ăn bằng cách tăng cường thức ăn khô và thực phẩm tươi sống như châu chấu, bọ gậy, đậu Hà lan, rau cải,…Đối với thức ăn khô nên ngâm với nước cho mềm để giúp cá tiêu hoá tốt hơn.
Bệnh lồi mắt
Bệnh lồi mắt là một căn bệnh phổ biến ở cá, nó có tác động trực tiếp đến việc làm giảm vẻ đẹp và giảm thị lực của cá. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng nước hoặc bệnh lao.
Hướng điều trị: Căn bệnh này vẫn chưa có cách chữa trị nên chỉ có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh hồ sạch sẽ, thường xuyên thay nước và duy trì nhiệt độ nước cùng với ánh sáng thích hợp.
Bệnh phù nề
Phù nề là căn bệnh nhiễm khuẩn phát tiết từ bên cơ thể của cá vàng dẫn đến bệnh phù nề, đồng thời vảy cá bị bong tróc gây suy thận ở cá vàng .
Hướng điều trị: Một số cách đơn giản để hạn chế rủi ro bệnh tật và đảm bảo cá không bị ký sinh trùng tấn công là dùng thuốc chống khuẩn, thay nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ hồ thích hợp.
Bệnh rối loạn bong bóng trong khi bơi
Căn bệnh kỳ lạ này làm cho cá nổi định kỳ một bên cơ thể lên mặt nước hoặc thỉnh thoảng xảy ra đột ngột khi đang bơi. Sau đó trạng thái sẽ trở lại bình thường khi cá hết bệnh.
Hướng điều trị: Ngâm thức ăn trong nước để tạo độ mềm giúp cho cá dễ tiêu hóa và không bị sình bụng. Bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn của cá, dọn dẹp hồ cá, thay lọc nước định kỳ.
5. Các lưu ý cần biết để nuôi cá ba đuôi khỏe mạnh
Dưới đây là một số sai lầm bạn cần tránh để góp phần nuôi cá khỏe mạnh:
Diện tích của hồ cá quá nhỏ so với mật độ cá
Mỗi loại cá cần sống trong môi trường có chứa 60 – 80 lít nước để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nếu hồ có kích thước 120cm x 50cm x 50cm có sức chứa 300 lít là không gian thích hợp nuôi từ 4 – 6 con tùy theo kích cỡ.
Bộ lọc nước không được trang bị đầy đủ
Cá thường thải ra nhiều amoniac có độc tính cao. Nếu không có bộ lọc nước hỗ trợ làm sạch, cá sẽ bị bị nhiễm chất độc này và chết.
>>Tại sao cá vàng chuyển màu đen,nguyên nhân và cách xử lý
Không thay nước thường xuyên
Việc thay nước thường xuyên sẽ giúp loại bỏ tất cả các chất độc hại và bã thức ăn thừa.
Nếu không chú ý khâu rửa dọn và tạo nguồn nước ngọt cho cá thì chúng rất khó để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Ánh sáng yếu ớt không đủ chiếu sáng trong hồ cá
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vitamin D, canxi và các chất cần thiết khác cho cơ thể của cá.
Nuôi chung nhiều loại cá trong hồ
Cá vàng chỉ nên nuôi chung với cá vàng hoặc các loại cá có kích cỡ xấp xỉ nhau. Không nên nuôi chung cá vàng ba đuôi với các cá khác vì sẽ làm cho chúng stress và ẩu đả nhau dẫn đến cá chết đột ngột.